[Giữa Môi] 18 – Mây

Giữa Môi

Tác giả: Thuận Tụng Thương Kỳ
Chương 18. Xe lửa
Editor: Mây


Ngày hôm sau, Ngụy Dư Hoài chột dạ mà cố tình dậy muộn.

Sở Hòa lấy bột gạo và nước cốt dừa để tráng bánh crepe, ngồi ở bàn ăn đợi người. Bánh tráng bên cạnh vểnh lên, vàng óng  xốp giòn, lại tiếp tục thêm quả trứng, phủ thêm ớt, chính là bữa sáng đặc sắc của Sri Lanka.

“Chào buổi sáng.” Sở Hòa nói với người ăn mặc chỉnh tề đi ra, “Hôm nay chúng ta đi Tea Factory, khá là xa, ăn trước đi.”

Giọng điệu của Ngụy Dư Hoài khác xa với bình thường, ngồi trước bàn ăn, chớp mắt, “Ở đâu có bữa sáng đó?”

“Tôi làm chứ đâu.” Là giọng điệu vô cùng chân thành và thân mật.

Ngụy Dư Hoài chỉ cảm thấy hoảng sợ, “Anh bỏ thêm ớt trong hồng trà à?”

“Sao có thể? Tôi với cậu ăn cùng nhau đó.”

Ngụy Dư Hoài cầm chén đĩa nhìn tới nhìn lui, “Vậy anh xịt mù tạt vào đồ ăn của tôi?”

“Tôi là loại người này sao?”

Bánh cứ như vậy để sang một bên, cũng may là còn nóng, sẽ không bị làm nguội. May mà Sở Hòa cũng có đủ kiên nhẫn.

“Cái đó, anh đã xóa hết bản ghi cuộc trò chuyện rồi sao?” Ngụy Dư Hoài rụt rè hỏi.

Môi Sở Hòa giật giật, “Không xóa, cậu chịu làm người mẫu cho tôi thì tôi xóa.”

“Ò…” Ngụy Dư Hoài cúi đầu thật là thấp, ngập ngừng, “Cũng không phải là không được, nhưng tôi không thích mùi thuốc màu. Có thể đổi mùi Propylene một chút được không?”

Đi đâu tìm mùi đó cho cậu đây? Giờ đây Sở Hòa cuối cùng cũng tin rằng hai mươi bốn năm trước không bị ai bồng nhầm, bởi vì mặc kệ Ngụy Dư Hoài da hổ hay da cừu hoặc là da mèo, đều bới lông tìm vết[1] giống nhau thôi.

[1] 龟毛 (quy mao) là một thành ngữ được giới trẻ Đài Loan sử dụng,  dùng để chỉ người quá chú trọng vào chi tiết trong cuộc sống hằng ngày.

“Không phải cậu nói ‘đốt sau khi đọc’ à? Tôi sớm xóa rồi, đùng căng thẳng.” Sở Hoài đưa bánh tới bên miệng Ngụy Dư Hoài.

Anh không nhắc đến giai đoạn miệng của Ngụy Dư Hoài, cũng không nhắc đến hoàn cảnh lớn lên của cậu, càng không truy vấn tại sao cậu phải hóa trang thành hai gương mặt khiến cậu mệt mỏi làm sao. Sở Hòa chỉ là làm tốt bữa sáng một chút, cho cậu nếm thử chút hương vị của Sri Lanka, không có gì khác để bận tâm trong chuyến đi này.

Cái này cũng là điều mà Ngụy Dư Hoài rất cảm kích anh. Thoạt nhìn Sở Hòa là người không tim không phổi, nhưng thật ra anh hiểu chuyện lắm, có thể dùng cách thoải mái nhất để làm cho người ta thả lỏng lại.

Đương nhiên, Sở Hòa không cảm thấy rằng mình có năng lực này, anh chỉ đơn giản là đồng cảm với Ngụy Dư Hoài mà thôi. Tuy rằng gia đình của hai nhười, địa vị, nghề nghiệp đều khác nhau nhiều lắm, nhưng anh vẫn thấy được tâm trạng của cả hai rất giống nhau. Chẳng hạn như luôn không hòa nhập với xã hội thực tại, không quá tự tin, dốc sức che giấu vì đón ý hùa theo việc làm của bên ngoài…

Sở Hòa vẫn tự nhủ mình, không cần thiết được sự thừa nhận của mọi người. Không được hiểu là điều bình thường, nhưng có thể gặp được mấy người đồng hành quả thật là không dễ dàng gì. Vì vậy anh rất quý trọng chuyến đi này.

Bánh crepe không cần dùng dao nĩa, cuộn thành cục rồi cho vào miệng là được.

Ngụy Dư Hoài chưa bao giờ ăn món này nên kỳ vọng cực kì thấp, không ngờ bánh crepe đưa vào miệng vưa giòn vưa ngọt, đầu lưỡi xẹt qua có thể chạm được lòng trắng trứng mềm mềm.

Mấy ngày trước Ngụy Dư Hoài còn nói thích ăn một mình,Sở Hòa còn tưởng là cậu làm màu, giờ mới biết được, hóa ra là cậu sợ bị lộ tật.

Ở Sở Hòa, không thể giữ hình tượng, cũng như tất cả đều vứt đi. Ngụy Dư Hoài há to miệng nhai chóp chép chóp chép, còn hay chặc lưỡi.

Sảng khoái cực kì, gì cũng không cần đắn đo, chỉ cần buông thả dục vọng của chính mình. Cảm thụ này lâu rồi mới thấy hạnh phúc.

“Chậm một chút, đừng vội.” Nhìn thấy khóe miệng óng ánh và dáng vẻ như mèo con, lòng Sở Hòa nhanh chóng tan chảy.

Ngụy Dư Hoài cho rằng anh kêu dừng lại, mắt tròn xoe nhìn anh, miệng còn ngậm nửa cái bánh, “Ơ? Tôi… có phải đã dọa anh rồi…”

“Không có không có, tôi sợ cậu bị mắc nghẹn thôi.” Sở Hòa dở khóc dở cười, đặt hồng trà vào trong tay, “Cậu ăn tiếp đi, không cần để ý tôi.”

Lúc này Ngụy Dư Hoài mới cúi đầu, tiếp tục thưởng thức xúc cảm mềm mềm. Nhưng cậu không uống ly của Sở Hòa, mà láy ra cái ly hình chú hổ nhỏ, nhẹ nhàng cắn, “Tôi sợ sẽ cắn hư đồ của anh, dùng cái của tôi là được rồi.”

Sở Hòa cười, “Ăn no rồi đi thôi?”

“Ok luôn! Tôi đi lấy túi xách, anh đi mở điều hòa xe trước đi?”

“Không cần, hôm nay tụi mình ngồi xe lửa.”

Đến Tea Factory sẽ đi qua một đoạn đường biển, có thể nhìn thấy biển trực tiếp.

Ngụy Dư Hoài lau lau khóe miệng, ngồi ngay ngắn, tràn đầy năng lượng bắt chước nói: “Xe lửa nhỏ sẽ kêu tu tu hả? Vỏ nó màu xanh lá hay màu đỏ vậy?”

Sở Hòa nhớ lại tình huống xấu hổ ngày hôm đó, ngón chân bắt đầu ngoáy trên mặt đất, “Nhanh lên nhanh lên! Nói nhiều quá đi!”

Thật tế đó là một đoàn tàu sơn màu đỏ, không kêu tu tu, trả 180 Rupee là có thể mua được ghế hạng hai rồi. Bởi vì quanh năm nóng ẩm, cửa kính và cửa xe đều được mở rộng. Thường có mấy đứa con nít nghịch ngợm đẩy cửa sổ, bị gió biển thổi đến khóc.

Xe lửa sẽ đi qua nội thành trước, mãi đến đoạn giữa mới ra khỏi khu nhà lụp xụp. Nhìn từ xa, những người đi trên xe băng băng chạy thực sự giống như bay lượn trên biển.

Trong xe không có điều hòa, chật chọi lại ngột ngạt. Ngụy Dư Hoài ngồi đối diện với gia đình người Ceylon, ngửi được mùi cà ri mà bọn họ đang ăn.

“Nghe nói ‘Vùng đất linh hồn’ lấy cảnh ở đây. Trong phim hoạt hình, vô diện ngồi bên của sổ ngắm cảnh biển, cho nên có rất nhiều người cố ý chọn vị trí bên cửa sổ.” Sở Hòa nhắc nhở.

Ngụy Dư Hoài bèn nhìn ra bên ngoài.

Gió thổi hoa sóng lên cao, nước biển trong tầm tay, thêm nữa mặt trời tựa như cách mình càng gần. Vươn tay ra là có thể cảm nhận được mùi biển tanh mặn vỗ về giữa kẽ ngón tay.

“Tiếng sóng lớn quá đi thôi!” Ngụy Dư Hoài tuy vui nhưng ngại chốn công cộng nên vẫn kiềm chế lại xúc động, chỉ đứng dậy vẫy tay về phía ngoài cửa sổ, “Chúng ta đang bay trên biển thật nè!”

“Ừm, chúng ta đang bay trên biển.”

Nghe có vẻ như đang dỗ dành người chưa trải sự đời, nhưng là Sở Hòa phát ra từ tận đáy lòng mà đáp lại cậu.

Anh đã dẫn theo nhiều du khách rồi, có người sẽ hỏi anh đường ray bị gió biển thổi rỉ sét rồi xe lửa có an toàn không, có người sẽ hỏi anh về lịch sử của đoạn đường này và tại sao còn chưa bị cấm, có nhiều người không nói được một lời mà nhờ anh chụp ảnh giúp, trong điện thoại di động lưu lại hình ảnh “đến đây du lịch”.

Ngụy Dư Hoài là vị khách đầu tiên nói ra cảm xúc của mình.

Lúc trước anh vừa mới đến Ceylon, đã động tác y như đúc, nói với người có tri thức xa lạ bên cạnh, “Chúng ta đang bay trên biển.”

Khi ấy người bên cạnh lắc đầu, mệt mỏi nói với anh rằng, người không bay được đâu, xe lửa này chạy rất chậm, cũng chả làm cho con người ta cảm thấy muốn bay nữa.

Sở Hòa nhớ rõ lúc ấy mình không vì thấy thất vọng mà tỏ ra khó chịu.

Nhưng anh lúc này đây, lại vì tưởng tượng của mình được bù vào mà hết sức vui sướng.

“Hoài Hoài, cậu nhìn bên ngoài kìa, có người đu ở ngoài kìa!” Sở Hòa hưng phấn mà nói.

Do tốc độ tàu chậm với bên trong toa ngột ngạt nên thường có người lớn gan đu ở ngoài xe lửa hóng gió. Nhưng dù sao chăng nữa hành động này rất nguy hiểm, Sở Hòa không khuyên khách mình làm như vậy.

“Hả? Ồ.” Ngụy Dư Hoài không nghe những lời này, vì có một ca sĩ lang thang đang cầm trống tay ca hát.

Ở đây thường có mấy người hát rong như vậy, ở trên xe lửa hát cho hành khách nghe.

“Tôi nên cho anh ta bao nhiêu Rupee thì hợp lí vậy?” Ngụy Dư Hoài dùng tiếng Trung thấp giọng hỏi, nghiêng đầu, đôi mắt tròn xoe đầy thắc mắc. Cậu không hiểu nhiều quy tắc ở chỗ này.

Sở Hòa cười, “Tùy cậu thôi. Bọn họ cũng không có ý phải cho họ tiền boa.”

Vì vậy Ngụy Dư Hoài mở ví tiền ra, lấy tờ Rupee mệnh giá lớn nhất, hai tay bỏ tiền vao hộp thiết trước trống con.

“ ඔබට ස්තුතියි (Cảm ơn)” Người đàn ông nước da ngăm đen đôi mắt sáng ngời có hồn, hướng về phía hành khách lộ ra tám cái răng.

Ngụy Dư Hoài đoán được anh ta đang nói cảm ơn, vì thế dùng tiếng Anh đáp lại, “Không có gì.”

Sở Hòa đợi người ta hát xong, lại nhắc nhở: “Phía trước chỉ cách Ấn Độ Dương một đoạn thôi. Không chụp vài bức ảnh sao?”

Pin máy ảnh đã được thay và phải đợi rất lâu. Nhưng Ngụy Dư Hoài không chụp biển xanh trời xanh bên ngoài cửa sổ, chỉ hỏi bé gái ngồi đối diện: “Đây là bữa trưa của em sao?”

Người bạn nhỏ nghe không hiểu tiếng Anh, đôi mắt chớp chớp hai cái, chủ vào máy ảnh rồi bi bô nói gì đó.

Tuy rằng hai con người này khác nhau về tuổi, nhưng Sở Hòa rõ ràng thấy được, đặc điểm đang nhấp nháy giữa ghế ngồi giống nhau. Nó đi theo khi còn là đứa trẻ cho đến già, lại như con mãnh thủ và dòng nước lũ ở vô số cửa đường tàu ngầm hoặc trong các tòa nhà văn phòng. Mọi người ngại nói ra, không muốn thừa nhận.

Dục vọng, miệng môi, tiền tài, tính cách, quyền lực,…

Sở Hòa nghĩ rằng, dục vọng và sự ngây ngô không thể đánh đồng với nhau, nhưng chúng lại ở trên người Ngụy Dư Hoài mà không chút nào bất thường. Có thể nguyên nhân mà anh mong muốn vẽ cậu, thẳng thắn thành khẩn chấp nhận dục niệm mà vĩnh viễn không buông bỏ sự lãng mạn.

“Con bé muốn cậu chụp ảnh cho nó.” Sở Hòa phiên dịch cho cô bé.

Ngụy Dư Hoài nhanh chóng mở ống kính.

Tách một tiếng, cô bạn nhỏ cười càng vui vẻ hơn, đứng trên cái ghế bẩn, vỗ tay rồi bắt đầu đi vòng quanh.

Xe lửa chạy thật là chậm, ầm ầm vang lớn chạy sâu vào trong đại dương. Ánh mặt trời mọc ở đằng đông, nước biển trong tầm tay, ngay cả những nóc nhà màu sắc sặc sỡ cũng đều khúc xạ ra ánh vàng.

Có những người ở bên ngoài qua lại, có bầy trẻ vui đùa náo nhiệt bên bờ biển, có người phụ nữ đi ngang qua với quả xoài trên đầu, có những người công nhân khuân vác đổ mồ hôi đầm đìa, có đám đông không lên được xe lửa, sachiku thành phần tri thức đu bên ngoài cửa.

Cô bé chỉ ra ngoài cửa sổ, miệng lẩm bẩm một chuỗi dài.

Sở Hòa phiên dịch: “Con bé nói, bên kia biển là Trung Quốc.”

Bình luận về bài viết này

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia
search previous next tag category expand menu location phone mail time cart zoom edit close